star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Học ngành Điện - Điện tử: tiếp cận máy móc hiện đại, chế tạo sản phẩm thông minh


Lựa chọn theo học ngành Điện - Điện tử, các kỹ sư có tay nghề giỏi và thành thạo tiếng Anh ngay khi tốt nghiệp được các doanh nghiệp "săn đón" ráo riết với mức lương trên dưới 15 triệu/tháng. Các nhân sự giỏi cũng nhanh chóng được thăng chức với mức lương tăng nhanh do thiếu hụt nhân lực quản lý kỹ thuật "đầu đàn" trong lĩnh vực này ở Việt Nam. 

Rất đông thí sinh, trong thời gian gần đây, đã nhận ra rằng điện - điện tử chính là… ngành học của tương lai khi "cơn lốc" sử dụng các thiết bị thông minh đang ập đến. Bởi vậy, tâm lý của thí sinh là lựa chọn trường đại học có đủ các yếu tố về đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo chất lượng, cùng cơ sở vật chất hiện đại để theo học ngành học này.

Nhà xưởng và máy móc hiện đại phục vụ đào tạo ngành điện - điện tử ở ĐH Duy Tân

Nhà xưởng và máy móc hiện đại phục vụ đào tạo ngành điện - điện tử ở ĐH Duy Tân

Trước nhu cầu lớn của các thí sinh, ĐH Duy Tân đã và đang triển khai đào tạo và cung cấp cho xã hội một lượng lớn kỹ sư điện - điện tử có chuyên môn cao, tay nghề vững, ngoại ngữ tốt, say mê với nghề, bên cạnh nhiều kỹ năng "mềm" và khả năng hoà nhập quốc tế cao. 

Cụ thể, nhà trường đang đào tạo các chuyên ngành: Điện Tự động, Thiết kế Số, Điện tử Viễn thông, Hệ thống Nhúng, Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa, Công nghệ Kỹ thuật ô tô, Cơ Điện tử chuẩn PNU, Điện - Điện tử chuẩn PNU.

Theo học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực điện - điện tử tại ĐH Duy Tân, sinh viên sẽ được đào tạo theo mô hình CDIO: Conceive - Hình thành Ý tưởng, Design - Thiết kế Ý tưởng/Sản phẩm, Implement - Thực hiện/Triển khai Ý tưởng/Sản phẩm, Operate - Vận hành Sản phẩm/Dự án.

Đây là quy trình chuẩn về đào tạo kỹ sư của toàn thế giới do MIT và Viện hàn lâm Thụy Điển dẫn đầu. Sinh viên ngành điện - điện tử tại ĐH Duy Tân sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên môn về điện - điện tử, về máy tính, robot, về các thiết bị điện tử, các hệ thống kiểm soát khác nhau, và cách thức vận hành các hệ thống tự động trong sản xuất,... Từ đó có được những năng lực:

- Phân tích, thiết kế các loại máy và các hệ thống điều khiển dây chuyền thiết bị;

- Khai thác, vận hành và bảo trì các thiết bị, hệ thống điện - điện tử, các hệ thống điều khiển dây chuyền sản xuất công nghiệp;

- Thiết kế và chế tạo các hệ thống điều khiển tự động phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt;

- Tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp và giám sát các hệ thống điện - điện tử.

Sản phẩm eCPR - Hệ thống huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu hồi sức tim, phổi vì cộng đồng

Máy thở “2 trong 1” dtu-VENT Ver2.0

Cùng với hợp tác với ĐH Purdue, 1 trong Top 10 các đại học đào tạo ngành điện - điện tử của Hoa Kỳ, để đào tạo 2 ngành: Cơ Điện tử chuẩn PNU, và Điện - Điện tử chuẩn PNU

ĐH Duy Tân đã xây dựng một hệ thống thực hành với: 3 xưởng Cơ khí, 8 phòng thí nghiệm tiên tiến để sinh viên trực tiếp nghiên cứu và học tập, gồm: Phòng Thí nghiệm Viễn thông Cao cấp, Phòng Thí nghiệm Vi điều khiển, Phòng Thí nghiệm Điện tử, Phòng Thí nghiệm Điều khiển Logic, Phòng Thí nghiệm Máy điện, Phòng Thí nghiệm Điện tử Y sinh, Phòng Thí nghiệm Robot Công nghiệp, Phòng Thí nghiệm Mạch điện tử.

Đồng thời, ĐH Duy Tân còn có 2 trung tâm hỗ trợ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của khoa, gồm: Trung tâm Điện - Điện tử, CEE, và Trung tâm Công nghệ Thông tin và Mạng/Truyền thông, CIT.

Từ môi trường học tập này, thầy và trò ngành điện - điện tử đã chế tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích như: Xe lăn điện cho người khuyết tật, Robot phục vụ nhà hàng, Robot dẫn người qua đường, Cánh tay robot trao tặng cho các em nhỏ bị mất tay ở Quảng Nam, Robot kiểm tra mối hàn tàu thủy, Giường ngủ thông minh Smartbed, …