star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Giới thiệu tổng quan


Trên con đường xây dựng Trường Đại học Duy Tân trở thành Đại học Duy Tân, Trường đào tạo Công nghệ (gọi tắt là Trường Công nghệ) ra đời dựa trên sự hợp nhất 5 khoa và 3 trung tâm. Đến nay trường Công nghệ gồm 06 khoa và 03 Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu, đào tạo: Khoa Xây dựng (1997), Khoa Kiến trúc (2006) Khoa Mỹ thuật ứng dụng (2023), Khoa Môi trường và Khoa học Tự nhiên (2021), Khoa Điện-Điện tử (2009), Khoa Cơ Khí (2020), Trung tâm Cơ điện tử (CEE), Trung tâm Cơ khí (CME) và Trung tâm Kỹ thuật Ô tô (CAE). Trường Công nghệ phấn đấu trở thành trường đại học nghiên cứu và đào tạo có uy tín trong nước và quốc tế trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ.

Sứ mạng của Trường Công nghệ - Đại học Duy Tân là cam kết cung cấp cho sinh viên tốt nghiệp những kiến thức, kỹ năng và khả năng thích ứng cần thiết cho những công việc chuyên môn và nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực địa phương và toàn cầu.

Đội ngũ giảng dạy của Trường gồm 105 giảng viên cơ hữu, 26 Tiến sĩ các Viện nghiên tham gia giảng dạy, 12 Tiến sĩ là giảng viên cơ hữu B. Các giảng viên cơ hữu đều có trình độ cao, nhiều người được đào tạo đến bậc Tiến sĩ ở nước ngoài như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Canada, Đài Loan, Nga, Trung Quốc có nhiều xuất bản báo cho các tạp chí xếp hạng ISI, quốc tế và trong nước. Có kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

GS.TS. Niaz Latif, Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Công nghệ kiêm Giám đốc Điều hành Thương mại của Trung tâm Sản xuất tiên tiến thuộc ĐH Purdue Northwest ký kết với TS. Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân về chuyển giao chương trình đào tạo tiên tiến 

Về hợp tác quốc tế, Trường đã hợp tác với nhiều Trường Đại học có uy tín ở Hoa Kỳ, Anh quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đào tạo và cùng cấp bằng Tốt nghiệp cho bậc cử nhân và thạc sỹ cho những ngành có nhu cầu lao động chất lượng cao như Công nghệ thông tin, Điện-Điện tử, Xây dựng, Du lịch, QTKD. Ngoài ra, Trường còn hình thành được một mạng lưới các trường Đại học trong khối ASEAN để hỗ trợ sinh viên hội nhập thị trường lao động ASEAN thông qua việc đồng sáng lập tổ chức Passage to ASEAN (P2A) từ năm 2012 và mới đây đã được CPR 10 nước ASEAN công nhận là Tổ chức ASEAN (ASEAN entity). Hiện nay, sinh viên Đại học Duy Tân được gửi đi thực tập làm việc tại các nước ASEAN thông qua mạng lưới này. Trường Singapore Polytechnic giúp huấn luyện giảng viên các khoa Xây dựng, Kiến trúc, hàng năm tiếp nhận khoảng 6 giảng viên và đã gửi tặng một số thiết bị, sách nghiên cứu cho Thư viện, kể từ năm 2006. Ngoài ra, hai trường cũng có chương trình trao đổi sinh viên, theo đó, hàng năm trường Singapore Polytechnic gởi các sinh viên qua Việt Nam, kết hợp với sinh viên Trường Đại học Duy Tân để thực hiện các hoạt động cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng. 

Quy mô của Trường Công nghệ hiện nay là hơn 2000 sinh viên. Trải qua hơn 25 năm, Trường Công nghệ đã cung cấp cho thị trường lao động hơn 25 Thạc sĩ, gần 10.000 Kỹ sư, Kiến trúc sư, Cử nhân và hơn 1.000 học sinh tốt nghiệp Trung cấp Chuyên nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp từ trường hơn 95% có việc làm ngay sau 1 năm, làm việc ở khắp các địa phương trên cả nước và nước ngoài, trong số đó có nhiều người hiện là chủ doanh nghiệp, là cán bộ quản lý, kỹ thuật giỏi, nắm giữ nhiều vị trí then chốt trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Đây là nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ, góp phần không nhỏ vào việc phát triển chất lượng nguồn lao động của đất nước.

Công tác khoa học và công nghệ luôn được Trường đặc biệt quan tâm. Đến nay, Trường đã thực hiện 1.621 sản phẩm khoa học. Trong đó tiêu biểu là Trường đã công bố 618 bài báo ISI, 122 bài báo Scopus;  Riêng trong 5 năm (2015-2019), trường công bố 751 bài ISI và 38 bài Scopus. Thực hiện 05 đề tài Nafosted, 02 đề tài cấp tỉnh, 183 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, 359 bài báo đăng trong các tạp chí, hội thảo trong nước, 11 sách xuất bản toàn quốc, 02 sáng chế, 336 đề tài NCKH của sinh viên. Nhiều công trình được đăng trên các tạp chí danh tiếng thế giới như: Lancet, JAMA, Physical Review Letters, tổng số trích dẫn đạt đến con số hàng ngàn lượt.

Giảng viên của trường đã đạt được những giải thưởng ấn tượng: Dự án “Xã hội kết nối” nhằm duy trì hệ thống viễn thông trong điều kiện thiên tai của giảng viên ĐH Duy Tân hợp tác với ĐH Queen’s Belfast (Vương quốc Anh) giành Giải Newton Prize Việt Nam 2017. Trường đã xây dựng được Tạp chí quốc tế Mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh(8/2018) do Trường phối hợp với Liên minh Châu Âu vì sự đổi mới về Mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh đồng sáng lập và tổ chức. Các công trình NCKH của sinh viên đã đạt được thành tích đáng khích lệ với 233 công trình, đạt 94 giải thưởng trong nước và quốc tế; Nổi bật có 29 giải thưởng quốc tế tiêu biểu như: Sinh viên trường Vô địch cuộc thi CDIO Thế giới tại Trường Đại học Harvard Hoa Kỳ(2013), Vô địch CDIO Thế giới tại Phần Lan (2016), tại Canada (2017), tại Nhật Bản(2018); Giải Women in Business Award tại cuộc thi Go Green In The City thế giới (tại Atlanta, Mỹ, 2018), năm 2014, Vô địch cuộc thi thiết kế nhà chống động đất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Đài Loan…và Đạt nhiều giải nhất quốc gia trong các kỳ thi Olympic…Một con số còn khá khiêm tốn, nhưng nó thể hiện sự quyết tâm và sự nỗ lực của cả trường.

Tầm nhìn của Trường Công nghệ - Đại học Duy Tân là trở thành một địa chỉ giảng dạy và nghiên cứu chất lượng cao mang tầm quốc gia và quốc tế có khả năng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ