star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Đón đầu xu thế – ĐH Duy Tân chiêu sinh ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô


Cùng tìm hiểu về quá trình chuẩn bị đào tạo ngành học này với TS. Hà Đắc Bình – Trưởng khoa ở ĐH Duy Tân.

Thầy có thể chia sẻ sâu hơn về nhu cầu nhân lực của ngành này trong giai đoạn nhiều thương hiệu ô tô đang phát triển tại Việt Nam hiện nay?

Từ rất sớm Việt Nam đã đề ra chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô, trong đó từng bước tăng dần tỉ lệ nội địa hóa xe sản xuất trong nước và phát triển thương hiệu xe Việt. Các doanh nghiệp lớn đã đầu tư nhà xưởng lắp ráp tại Việt Nam như Toyota, Honda, Daihatsu, Ford, Mercedes…. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt hàng đầu như: Công ty ô tô Hòa Bình, Auto Trường Hải hay tập đoàn Vinfast cũng ra đời để mang sứ mạng đẩy mạnh việc phát triển ô tô thương hiệu Việt. Đón đầu xu thế - ĐH Duy Tân chiêu sinh ngành học công nghệ kỹ thuật ô tô năm 2020


TS. Hà Đắc Bình - Hiệu trưởng trường Công nghệ - Đại học Duy Tân

Sự phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng ô tô của người Việt đang tăng cao giúp lượng xe tiêu thụ năm 2019 chạm ngưỡng 400.000 chiếc, tăng hơn 100.000 chiếc so với năm 2018. Việc lĩnh vực ô tô phát triển mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực tăng cao trong lĩnh vực này. Đặc biệt khi ngành công nghiệp ô tô đang dần chuyển hướng sang ô tô điện và xe tự hành thì nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này tăng cao. 

Đâu thực sự là lý do để ĐH Duy Tân mở ngành công nghệ kỹ thuật ô tô vào mùa tuyển sinh 2020, thưa thầy?

ĐH Duy Tân quyết định mở ngành công nghệ kỹ thuật ô tô vào mùa tuyển sinh 2020 sau thời gian dài nghiên cứu kỹ lưỡng. Với kinh nghiệm đào tạo cùng với sự tâm huyết trong các ngành cơ điện và điện tử nhiều năm qua của các giảng viên. Nhà trường tin tưởng cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô sau khi sinh viên được đào tạo. 

Chương trình đào tạo của nhà trường được thiết kế có điểm gì đặc biệt, thưa thầy?

– Trước tiên, sinh viên cần có năng lực và đam mê của bản thân đối với ngành học này. Đây là bộ môn giúp cho sinh viên có khả năng khai thác, sử dụng và quản lý các dịch vụ kỹ thuật ô tô như: điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng.

Để giúp sinh viên có kiến thức tổng quát cùng các kiến thức chuyên sâu, nhà trường đã xây dựng một chương trình học đầy đủ các môn học cần thiết. Đón đầu xu thế - ĐH Duy Tân chiêu sinh ngành học công nghệ kỹ thuật ô tô năm 2020. Ngoài ra, Khoa đã sắp xếp các môn học trong ngành một cách hợp lý cùng quy trình giảng dạy theo mô hình CDIO – sinh viên sẽ nắm bắt đầy đủ các kiến thức ngành/chuyên ngành và kỹ năng liên quan như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp…

Thời gian học dự kiến của ngành công nghiệp ô tô là 4,5 năm giúp cho sinh viên lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc của mình.

ĐH Duy Tân đã chuẩn bị những gì về cơ sở vật chất để hỗ trợ sinh viên thực hành trong quá trình học, thưa thầy?

– Nhà trường đã đầu tư nhà xưởng cơ khí tại khu nhà B, cơ sở Hòa Khánh Nam cùng các trang thiết bị cơ khí hiện đại như các máy CNC, máy cắt laser, các máy tiện, phay, bào, khoan, hàn…để chuẩn bị cho sinh viên ngành này thực hành.

Bên cạnh đó, dự trù cuối năm nay, ĐH Duy Tân sẽ hoàn tất công trình xây dựng các nhà xưởng, garage ô tô với diện tích gần 1.000 m2 và khả năng phục vụ 6 phục vụ cho chương trình đào tạo.

Sinh viên sẽ được thực hành trong xưởng cơ khí – điện tử với nhiều thiết bị hiện đại khi theo ngành học này.

Nhiều năm đào tạo trong lĩnh vực điện – điện tử và cơ điện tử, những thành quả trong đào tạo hỗ trợ như thế nào để đào tạo ngành mới công nghệ kỹ thuật ô tô trong năm nay, thưa thầy?

 Đón đầu xu thế - ĐH Duy Tân chiêu sinh ngành học công nghệ kỹ thuật ô tô năm 2020. Phương pháp giảng dạy theo dự án CDIO đã được nhà trường áp dụng thành công qua kinh nghiệm nhiều năm đào tạo. Đặc biệt, trong năm học 2019-2020 khoa cũng tham gia kiểm định ABET (chuẩn Hoa Kỳ) cho ngành điện – điện tử.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, khoa có nhập khẩu 2 chương trình quốc tế là: điện – điện tử, và cơ điện tử từ ĐH Purdue – 1 trong những trường hàng đầu về kỹ thuật của Hoa Kỳ. Quá trình hợp tác quốc tế giúp đơn vị có những kinh nghiệm quý báu để tiến hành mở ngành mới công nghệ kỹ thuật ô tô trong năm nay.

Nắm bắt được tâm lý thị trường khoa đã đón trước xu hướng và thiết kế nhiều môn học liên quan vào trong chương trình, tiêu biểu như các môn học:

– Điều khiển tự động ô tô

– Nhiên liệu và Năng lượng mới trong ô tô

– Ô tô tự hành…

Cảm ơn thầy về cuộc trò chuyện này!