star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Công nghệ Thực phẩm

Hiện nay, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng luôn là vấn đề được xã hội, nhà nước hết sức quan tâm và dành nhiều nguồn lực. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, việc đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực để nghiên cứu phát triển việc trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản thực phẩm sạch, an toàn; vận hành những dây chuyền sản xuất thực phẩm tiên tiến đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe người dùng đang là xu thế trên toàn thế giới.
Tất cả những câu hỏi như: làm thế nào để sản xuất, chế biến – bảo quản các loại thực phẩm một cách an toàn? Quy trình sản xuất các loại thực phẩm ra sao? Hàm lượng các chất trong các loại thực phẩm như thế nào là đủ?…đều sẽ được giải đáp khi bạn được học ngành Công nghệ Thực phẩm.

Bộ môn Kỹ thuật & Quản lý Môi Trường - ĐH Duy Tân ra đời vào năm 2008 dưới sự quản lý của Ban giám hiệu & Khoa Khoa học tự nhiên, sau đó là khoa Kiến Trúc. Tháng 10/2009, Khoa Công nghệ Môi trường chính thức được thành lập, đến năm 2016, để đáp ứng nhu cầu nhân sự của xã hội, khoa mở thêm ngành Công nghệ thực phẩm và để phù hợp với điều kiện mới, khoa đổi tên thành Khoa Môi Trường và Công Nghệ Hóa với 02 bậc đào tạo là đại học & cao đẳng chính quy ở 03 ngành: Công nghệ & Kỹ thuật môi trường; Quản lý tài nguyên và môi trường và Công nghệ thực phẩm. Đến 12/2020 Khoa bắt đầu đào tạo ở bậc Thạc sỹ, với ngành Kỹ thuật Môi trường là ngành đầu tiên.

Công tác khoa luôn được Khoa đặc biệt quan tâm. Chỉ tính riêng trong 3 năm trở lại đây, các công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế trong lĩnh vực công nghệ môi trường, công nghệ thực phẩm, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững,… của Khoa đã vào khoảng trên dưới 100 bài. Con số này phần nào cho thấy vị thế của Khoa trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học không chỉ trong nước mà trên phạm vi khu vực.

Các giảng viên cơ hữu đang giảng dạy ngành này đều  được đào tạo bài bản từ các nước phát triển như Pháp, Hàn Quốc hoặc từ những trường đại học uy tín trong nước. Giảng viên có thành tích nghiên cứu cao và kỹ năng giảng dạy tốt (ví dụ  PGS, TS. Trần Thị Xô). Ngoài ra, đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của ngành là các giáo sư, tiến sỹ nhiều kinh nghiệm đến từ các nước phát triển, các viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo khác

Công nghệ thực phẩm là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ Thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực chế biến và bảo quản thực phẩm, đánh giá chất lượng thực phẩm, nghiên cứu và phát triển các loại sản phẩm mới, vận hành các dây chuyền sản xuất…Theo học ngành Công nghệ Thực phẩm, các bạn sinh viên sẽ được học các kiến thức về hóa học, sinh học, các nguyên tắc và quy trình chế biến thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các phương pháp chế biến thực phẩm để tối ưu hóa hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm, các công nghệ tiên tiến trong đông lạnh thủy hải sản, sữa, đồ uống… Mục đích cuối cùng của Công nghệ thực phẩm là hướng đến bảo vệ sức khỏe con người thông qua việc bảo đảm nguồn thực phẩm sạch, an toàn và có lợi cho người dùng.


Sinh viên thực hiện các thí nghiệm liên quan đến xác định tính chất thành phần trong thực phẩm

Nhu cầu nhân lực trong ngành Công nghệ & Kỹ thuật Môi trường đang ngày càng tăng.

Nhu cầu ăn uống của con người luôn luôn có xu hướng phát triển tăng lên và ngày càng phức tạp hơn với những yêu cầu cao và nhiều hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh thực phẩm bẩn, thực phẩm giả, kém chất lượng xuất hiện tràn lan thì nhu cầu đối với thực phẩm sạch, an toàn lại càng cao hơn.

Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ trọng xuất khẩu lương thực thực phẩm lớn trên thế giới. Để có thể đáp ứng được cả nhu cầu nội địa và xuất khẩu, ngành thực phẩm đòi hỏi số lượng nhân lực không hề nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay, dù sản lượng lương thực thực phẩm xuất khẩu lớn nhưng chất lượng sản phẩm của chúng ta lại không được các nước đánh giá cao. Nguyên nhân chính là do việc sản xuất, bảo quản, chế biến của chúng ta hiện nay chưa đảm bảo yêu cầu về các chỉ số an toàn sức khỏe cho người dùng ngày càng khắt khe, nhất là đối với thị trường các nước phát triển. Hạn chế này xuất phát từ thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, thiếu trang thiết bị, dây chuyền công nghệ kém.

Nhu cầu bức  thiết của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm hiện nay chính là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nắm vững kiến thức trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm. Do đó, cơ hội phát triển nghề nghiệp và thể hiện bản thân sẽ vô cùng rộng mở cho những bạn sinh viên lựa chọn ngành học này.